Kỳ thi THPT quốc gia 2015 có nhiều điểm khác biệt so với mọi năm. Chúng tôi xin hệ thống lại các bước và mốc thời gian quan trọng khi tham gia kỳ thi này để các thí sinh lưu ý và tiện theo dõi.
Mốc 1: Học sinh làm hồ sơ dự kỳ thi THPT quốc gia
Học sinh cần đăng ký chọn thi những môn nào (với thí sinh lớp 12 hoặc thí sinh chưa đỗ tốt nghiệp thì phải chọn môn nào để xét tốt nghiệp THPT). 
Thí sinh khi làm hồ sơ sẽ phải chọn mục đích thi là chỉ để tốt nghiệp THPT hay vừa xét tốt nghiệp vừa xét vào đại học, cao đẳng.
Các mốc quan trọng khi dự thi THPT quốc gia
Mốc 2: Thí sinh tham gia kỳ thi THPT quốc gia
Thời điểm dự thi vào các ngày 1, 2, 3, 4 tháng 7.
Mốc 3: Công bố điểm thi THPT quốc gia
Thời điểm cuối tháng 7/2015 đầu tháng 8/2015. Lúc này thí sinh sẽ được biết có được công nhận tốt nghiệp THPT hay không.
Mốc 4: Xét tuyển đại học, cao đẳng
Thí sinh sẽ làm hồ sơ xét tuyển đại học, cao đẳng 
Mốc 5: Xét tuyển nguyện vọng 1 
Thí sinh chỉ được xét vào 1 trường, trong trường này được xét tối đa vào 4 ngành. Thí sinh có quyền chọn đăng ký vào 1 ngành hoặc 2, hoặc 3, hoặc 4 ngành, 4 ngành này có thể cùng một khối hoặc khác khối. (Ví dụ một ngành khối A, ngành khối D…). 
Điểm chuẩn nguyện vọng 1 được công bố sau khi tất cả các thí sinh nộp hồ sơ xét tuyển nguyện vọng 1, sau đó thí sinh nhận giấy báo trúng tuyển. 
Nếu trúng tuyển nguyện vọng 1 thì không được xét các nguyện vọng sau.
Mốc 6: Xét tuyển nguyện vọng bổ sung
Dành cho thí sinh không trúng tuyển nguyện vọng 1. 
Thí sinh có thể đồng thời sử dụng cả 3 giấy xác nhận kết quả thi để đăng kí cùng lúc vào 3 trường khác nhau. Trong mỗi trường này có thể đăng kí tối đa 4 ngành khác nhau. 
Thí sinh được nhận giấy báo trúng tuyển nguyện vọng bổ sung, nếu trường hợp đỗ cả 3 trường cùng một lúc thì thí sinh có quyền lựa chọn trường để theo học. 
Thí sinh được phép rút hồ sơ nếu kết thúc mỗi đợt xét tuyển nguyện vọng bổ sung mà vẫn không trúng tuyển để đăng ký xét tuyển đợt tiếp theo.
Theo VnMedia.