Tham khảo cơ hội nghề nghiệp:

- Hiện đang đào tạo các khóa 56, 57,58, 59 và 60.

- Tổng số: khoảng 260 sinh viên

1. Tên chuyên ngành: Kỹ thuật truyền thông và mạng máy tính

2. Bộ môn phụ trách:

Bộ môn Truyền thông và Mạng máy tính – Khoa Công nghệ thông tin.

- Đội ngũ giảng viên:  5 Giảng viên (1 Tiến sĩ, 1NCS, 3 Thạc sĩ, 1 Kỹ sư) và 1 Kỹ thuật viên.

Các giảng viên có kiến thức, kinh nghiệm, tác phong làm việc chuyên nghiệp, nhiệt tình trong công tác giảng dạy và hỗ trợ sinh viên.

- Hệ thống cơ sở vật chất: đạt tiêu chuẩn, bao gồm các phòng học chuyên ngành, cùng hệ thống phòng thực hành quy mô, chất lượng với đầy đủ trang thiết bị, máy tính và kết nối mạng; ngoài ra, phòng thực hành chuyên ngành được trang bị các thiết bị mạng, máy chủ, kết nối mạng tốc độ cao, cài đặt sẵn các phần mềm mô phỏng và lập trình mạng để sinh viên thực hành.

 

3. Đối tượng, quy chế tuyển sinh:

Theo Quy chế Tuyển sinh Đại học và Cao đẳng hệ chính quy của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

4. Mục tiêu đào tạo:

- Cung cấp cho sinh viên các kiến thức cơ bản đến chuyên sâu cả trong lý thuyết và kĩ năng thực hành về máy tính, các hệ thống mạng máy tính và kỹ thuật truyền thông, đặc biệt trong lĩnh vực quản trị hệ thống mạng và an ninh mạng.

- Sinh viên có khả năng nghiên cứu, phát triển cơ sở lý thuyết, xây dựng, phân tích và tổng hợp các vấn đề mới về máy tính, ngôn ngữ lập trình, thuật toán và cấu trúc dữ liệu; có kiến thức sâu rộng về lý thuyết và khả năng thực hành trong xây dựng, triển khai và quản trị các hệ thống mạng thực tế.

- Sinh viên có kiến thức và kỹ năng xã hội phù hợp, có khả năng làm việc độc lập cũng như theo nhóm, có khả năng giao tiếp tiếng Anh trong quá trình làm việc, học tập và nghiên cứu.

5. Chương trình đào tạo:

- Đào tạo theo hình thức Tín chỉ.

- Thời gian đào tạo: 4 năm (tối đa 6.5 năm).

- Bằng cấp: Bằng Kỹ sư chuyên ngành Kỹ thuật truyền thông và mạng máy tính (thuộc hệ thống văn bằng quốc gia)

- Chương trình đào tạo được xây dựng theo theo phương pháp tiếp cận CDIO (Conceive - Design - Implement - Operate) và đáp ứng các yêu cầu kiểm định quốc tế. Các nội dung trong chương trình thường xuyên được cập nhật, đổi mới để phù hợp với yêu cầu thực tế.

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

19. Ngành: Công nghệ thông tin (D480201) - Chuyên ngành: Kỹ thuật Truyền thông và mạng máy tính (D119)

HỌC KỲ I (16 TC)

 

HỌC KỲ II (16 TC)

 

I. Bắt buộc: 16 TC

Tiên quyết

I. Bắt buộc: 14 TC

Tiên quyết

1. Toán cao cấp (18124-4TC)

 

1. Những NLCB của CN Mác Lênin 2 (19109-3TC)

19106

2. Những NLCB của CN Mác Lênin 1 (19106-2TC)

 

2. Tư tưởng Hồ Chí Minh (19201-2TC)

19106

3. Giới thiệu ngành CNTT (17200-2TC)

 

3. Kỹ thuật lập trình C (17206-3TC)

 

4. Toán rời rạc (17232-3TC)

 

4. Kiến trúc máy tính & TBNV (17302-3TC)

 

5. Tin học đại cương (17334-3TC)

 

5. Cơ sở dữ liệu (17426-3TC)

 

6. Pháp luật đại cương (11401-2TC)

 

II. Tự chọn: 2/8 TC

 

 

 

1. Quản trị doanh nghiệp (28215-3TC)

 

 

 

2. Anh văn cơ bản 1 (25101-3TC)

 

 

 

3. Kỹ năng mềm 1 (29101-2TC)

 

HỌC KỲ III (17 TC)

 

HỌC KỲ IV (16 TC)

 

I. Bắt buộc: 14 TC

Tiên quyết

I. Bắt buộc: 14 TC

Tiên quyết

1. Cấu trúc dữ liệu và giải thuật (17233-3TC)

17206

1. Phân tích và thiết kế hệ thống  (17427-3TC)

17426

2. Nhập môn công nghệ phần mềm (17432-2TC)

 

2. An toàn và bảo mật thông tin (17212-3TC)

17233

3. Lập trình hướng đối tượng (17236-3TC)

17206

3. Java cơ bản (17523-3TC)

17233

4. Mạng máy tính (17506-3TC)

 

4. Thực tập CSDL (17415-3TC)

17426

5. Đường lối cách mạng của Đảng (19301-3TC)

19201

5. Bảo trì hệ thống (17304-2TC)

17232 

II. Tự chọn: 3/9 TC

 

II. Tự chọn: 2/8 TC

 

1. Lập trình Python (17230-3TC)

 

1. Nguyên lý hệ điều hành (17303-2TC)

 

2. Anh văn cơ bản 2 (25102-3TC)

 

2. Thương mại điện tử (17416-3TC)

 

3. Đồ họa máy tính (17211-3TC)

 

3. Anh văn cơ bản 3 (25103-3TC)

 

HỌC KỲ V (15 TC)

 

HỌC KỲ VI (15 TC)

 

I. Bắt buộc: 12 TC

Tiên quyết

I. Bắt buộc: 12 TC

Tiên quyết

1. Kỹ thuật vi xử lý (17301-3TC)

17302

1. Tiếp thị trực tuyến (17542-3TC)

 

2. Trí tuệ nhân tạo  (17234-3TC)

17233

2. Xử lý ảnh (17221-3TC)

17236

3. Hệ điều hành mạng (17526-3TC)

17506

3. Thực tập chuyên ngành Java (17541-3TC)

17523

4. Lập trình Windows  (17335-3TC)

17206

4. Lập trình mạng (17507-3TC)

17506

II. Tự chọn: 3/13 TC

 

II. Tự chọn: 3/14 TC

 

1. Truyền dữ liệu (17336-2TC)

 

1. Lập trình thiết bị di động (17423-3TC)

17523

2. Lập trình ghép nối ngoại vi (17316-3TC)

 

2. Phân tích TKHT hướng đối tượng (17430-3TC)

 

3. Phát triển ứng dụng mã nguồn mở (17314-3TC)

 

3. Hệ thống viễn thông (17510-2TC)

 

4. Mạng không dây và TT di động (17519-3TC)

 

4. Biểu diễn DL dạng bán CT và ứng dụng (17428-3TC)

17426

 

 

5. Hệ thống nhúng (17337-3TC)

 

HỌC KỲ VII (15 TC)

 

HỌC KỲ VIII (10 TC)

 

I. Bắt buộc: 9 TC

Tiên quyết

I. Bắt buộc: 4 TC

Tiên quyết

1. Thiết kế và lập trình web (17543-3TC)

 

1. Thực tập tốt nghiệp (17915 - 4TC)

 

2. Thiết kế và quản trị mạng (17509-3TC)

17506

II. Tự chọn tốt nghiệp: 6/12 TC

 

3. An ninh mạng (17540-3TC)

17506

1. Đồ án tốt nghiệp (17918-6TC)

 

II. Tự chọn: 6/15 TC

 

2. Thiết kế quản trị mạng nâng cao (17907-3TC)

 

1. Dữ liệu lớn (17431-3TC)

 

3. Điện toán đám mây (17419-3TC)

 

2. Kỹ thuật học sâu và ứng dụng (17231-3TC)

 

 

 

3. Robot và các hệ thống thông minh (17333-3TC)

 

 

 

4. Thị giác máy tính (17226 - 3TC)

17221

 

 

5. Công nghệ Internet of Things (17332-3TC)

17506

 

 

       

Tổng cộng: 120           Bắt buộc: 101  TC                  Tự chọn: 19 TC

 

6. Chuẩn đầu ra - Điều kiện tốt nghiệp:

Chuẩn đầu ra:

Theo quy định chung về đào tạo của Nhà trường, trong đó:

- Chuẩn đầu ra về đào tạo: Đáp ứng các chuẩn đầu ra của các môn học trong chương trình đào tạo, cũng như chuẩn đầu ra của chuyên ngành đào tạo.

- Ngoại ngữ: Có chứng chỉ TOEIC hoặc các chứng chỉ ngoại ngữ Quốc tế tương đương (theo quy định về quy đổi).

- Tin học: Có chứng chỉ Tin học văn phòng quốc tế MOS.

Điều kiện tốt nghiệp:

- Tích lũy đủ khối tượng 121 tín chỉ đào tạo của chuyên ngành (theo quy định). Điểm trung bình chung tích lũy của toàn khóa học từ 2,00 trở lên.

- Đạt hoặc có chứng chỉ các học phần GDQP-AN, GDTC.

- Đạt các điều kiện về chuẩn đầu ra.

7. Triển vọng nghề nghiệp:

- Sinh viên sau khi tốt nghiệp có nền tảng kiến thức vững chắc và khả năng nghiên cứu khoa học để có thể tiếp tục học tập và nghiên cứu ở bậc học cao hơn.

- Sau khi ra trường, kỹ sư chuyên ngành Truyền thông và mạng máy tính có khả năng đảm nhiệm những vị trí công việc trong các lĩnh vực nghề nghiệp đa dạng như: Quản trị hệ thống mạng máy tính; Thiết kế, xây dựng triển khai vận hành các hệ thống mạng máy tính, hệ thống mạng công nghiệp; Lập trình ứng dụng và hệ thống mạng; Kỹ sư mạng; Quản trị, giám sát an ninh mạng.

- Ngoài ra, các tân kỹ sư có thể thiết kế và triển khai các dự án về công nghệ thông tin; triển khai và vận hành các hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin tại các doanh nghiệp; bảo trì hệ thống; trở thành chuyên gia nghiên cứu và phát triển về mạng máy tính; chuyên viên tư vấn dịch vụ công nghệ thông tin; giảng viên tại các trường đại học, cao đẳng;…

- Các sinh viên sau khi tốt nghiệp chuyên ngành Truyền thông và mạng máy tính, nếu đạt được thêm các chứng chỉ Quốc tế về quản trị mạng và hệ thống như CCNA, MCSA, CEH,… sẽ có lợi thế rất lớn trong tuyển dụng việc làm và phát triển nghề nghiệp.

8. Thông tin tham khảo và liên hệ:

- Website:

http://tuyensinh.vimaru.edu.vn/chuongtrinhdaotao/ky-thuat-truyen-thong-m...

http://fit.vimaru.edu.vn/vi/chuyen-nganh-truyen-thong-va-mang-may-tinh

- Facebook group:

https://www.facebook.com/groups/vmu.fit.communicatingnetworking/

 

 

Hình ảnh: 
Chuyên ngành Truyền thông và mạng máy tính
Chuyên ngành Truyền thông và mạng máy tính
Chuyên ngành Truyền thông và mạng máy tính